Với mục đích nâng cao và cập nhật những kiến thức mới về dịch Covid-19. Trong hai ngày 14/8 và ngày 17/8/2020, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tổ chức tập huấn cập nhập chẩn đoán, điều trị; xét nghiệm SARS- CoV- 2; công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV). Read more

            Với mục đích nâng cao và cập nhật những kiến thức mới về dịch Covid-19. Trong hai ngày 14/8 và ngày 17/8/2020, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tổ chức tập huấn cập nhập chẩn đoán, điều trị; xét nghiệm SARS- CoV- 2; công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV).

Thành phần tham gia tập huấn: Lãnh đạo, Trưởng, Phó, Điều dưỡng trưởng, Kỹ thuật viên trưởng các khoa, phòng, trung tâm và nhân viên làm việc tại các bộ phận dịch vụ ngoài khám chữa bệnh như: Bảo vệ, vệ sỹ, vệ sinh, nhân viên làm tại khoa Dinh dưỡng – Tiết chế…

      BsCKII. Nguyễn Thị Tuyết trưởng khoa Truyền nhiễm cập nhật về chẩn đoán và điều trị dịch Covid-19.

            Bs CKII. Nguyễn Thị Tuyết ôn lại những kiến thức cơ bản, dịch tễ học về vius Corona. Đồng thời nêu ra những quan điểm mới về virus SARS-CoV-2 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gene tạo ra nhiều chủng mới (genotype). Riêng tại Việt Nam đã phát hiện 6 chủng, khác hẳn với chủng tại TP Vũ Hán (Trung Quốc). Chủng mới vừa phân lập nằm trong nhóm D614G, xâm nhập từ nguồn nước ngoài vào Việt Nam. Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế lưu ý ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, virus này có thể tấn công vào tất cả cơ quan nội tạng cơ thể, trong đó nổi bật là đường hô hấp, nhiều lúc gặp bệnh cảnh như nhiễm trùng huyết nhưng bệnh cảnh nặng hơn rất nhiều. Riêng với trẻ em, trong phác đồ mới, Bộ Y tế lưu ý các bác sĩ về tình trạng tổn thương viêm đa cơ quan tương tự bệnh Kawasaski với các biểu hiện sốt, ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, suy tuần hoàn, tổn thương tim, rối loạn đông máu…Dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, song lần cập nhật thứ 4, Bộ Y tế đã cho biết  hiệu quả một số thuốc kháng virus như các thuốc Lopinavir, Ritonavir, Interferon sẵn có trong nước, hết virus sau 7 ngày, thuốc Remdesivir của Mỹ, thuốc IVIg.

Hướng dẫn mới cũng thay đổi cách phân loại các thể lâm sàng. Theo đó, thay vì phân thành viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…; lần này bệnh được phân theo 5 cấp độ: Thể không triệu chứng; Mức độ nhẹ- viêm đường hô hấp trên cấp tính; Mức độ vừa- viêm phổi; Mức độ nặng- viêm phổi nặng; Mức độ nguy kịch. Về tiêu chuẩn xuất viện, Bộ y tế cũng lưu ý các cơ sở y tế nên xét nghiệm lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ, sau đó cho bệnh nhân về nhà theo dõi tiếp tại cộng đồng 14 ngày, tự cách ly tại nhà, khi có bất cứ dấu hiệu thì đến cơ sở y tế gần nhất.

      BsCKII. Đỗ Quôc Tuấn  trưởng khoa Vi sinh trình bày xét nghiệm RT PCR

 

      Bs CKII. Bùi Văn Thái  trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hướng dẫn công tác KSNK, Khử khuẩn tại bệnh viện.

Qua lớp tập huấn, nhân viên y tế, người lao động tại dịch vụ ngoài khám chữa bệnh sẽ chủ động thực hiện đúng công tác phòng chống dịch, phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, xử lý kịp thời không để dịch lây lan bệnh viện.