Chiều ngày 23/7,  bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức lớp tập huấn  hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu và tay chân miệng cho các bác sĩ đến từ các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh.  Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu hiểu và có các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là làm tốt công tác tiêm phòng sẽ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.  Read more

Chiều ngày 23/7,  bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức lớp tập huấn  hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu và tay chân miệng cho các bác sĩ đến từ các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh. 

Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu hiểu và có các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là làm tốt công tác tiêm phòng sẽ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. 

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, kết mạc mắt, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Bệnh bạch hầu có thể phát triển thành dịch nhất là ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ. Cần lưu ý phân biệt với bệnh viêm họng có giả mạc mủ khác hoặc viêm amidan có hốc mủ.

Kháng thể miễn dịch của mẹ truyền sang con có tác dụng miễn dịch bảo vệ trong những tháng đầu đời. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu. Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ hiếm khi bị mắc lại vì đa số bệnh nhân có được miễn dịch lâu dài.

Cách phòng ngừa: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Bạch hầu là bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm chủng phòng bệnh. Trì hoãn việc tiêm phòng vì bất cứ lý do gì sẽ khiến cho trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh bạch hầu không có tính miễn dịch trọn đời, vì thế nếu đã mắc bệnh nguy cơ bị tái nhiễm các lần sau vẫn rất cao. Vì thế, để chủ động tạo miễn dịch với vắc xin là biện pháp an toàn, hiệu quả và kinh tế nhất.

 Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe các báo cáo viên là các bác sĩ bệnh viện Đa khoa tỉnh thông tin về tình hình bệnh bạch hầu xuất hiện ở một số tỉnh Tây Nguyên và tay chân miệng tại Bắc Giang, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, xử trí các biến chứng ca bệnh bạch hầu và tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

 Lớp tập huấn còn dành nhiều thời gian để các học viên thảo luận, chia sẻ trong chẩn đoán và điều trị bạch hầu và bệnh tay chân miệng 

Qua tập huấn, các học viên được nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu và tay chân miệng, góp phần chẩn đoán sớm bệnh, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong và không cho dịch bệnh lây lan.