Dược
KHOA DƯỢC
Khoa Dược có từ ngày đầu khi Bệnh viện được thành lập, trước năm 1955 khoa dược chỉ là một kho phát thuốc do dược tá Đỗ Danh Thành phụ trách. Với nhiệm vụ lập kế hoạch, cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc, thông tin thuốc, kiểm tra theo dõi sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả…giúp cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
Thời kỳ đầu, khoa Dược gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn tuy nhiên đã chủ động sản xuất và bào chế một số thuốc đông y, pha chế dịch truyền, thuốc dùng ngoài, .… phục vụ công tác điều trị. Hiện nay, khoa Dược từng bước được xây dựng và phát triển phù hợp trong tình hình mới.
Những năm qua, tập thể CBCNVC trong khoa luôn cố gắng khắc phục khó khăn, đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen…có 02 dược sĩ được phong tặng danh hiệu: “Thầy thuốc ưu tú”, đó là dược sĩ Nguyễn Viết Tiểu và dược sĩ Đỗ Thanh Vân.
- Lãnh đạo khoa Dược qua các thời kỳ:
1.1. Chức danh Trưởng khoa
– Dược tá Đỗ DanhThành: 1954 – 1959
– Dược sĩ trung cấp Hoàng San : 1959 – 1961
– Dược sĩ cao cấp Cao Thị Phương: 1961 – 1966
– Dược sĩ trung cấp Hoàng San: 1966 – 1967
– Dược sĩ Nguyễn Mạnh Thái: 1970 – 1981
– Dược sĩ CKI Nguyễn Viết Tiểu: 1981 – 2004
– Dược sĩ CKI Phạm Thị Hạnh: 2005 – 2011
– Dược sĩ CKI Trần Thị Hòe: 2012- nay
1.2. Chức danh Phó trưởng khoa
– Dược sĩ CKI Nguyễn Thị Anh Tường: 1978 – 2004
– Dược sĩ CKI Đỗ Thanh Vân: 1980 – 2004
– Dược sĩ CKI Nguyễn Thị Chúc: 2012- nay
- Dược sĩ CKI Thân Thị Hiền: 2017 đến nay
2.Tổ chức nhân sự:
2.1. Nhân sự:
Tổng số: 29 nhân viên, trong đó:
Dược sỹ CKI: 03
Thạc sỹ: 01
Dược sỹ Đại học: 04
Dược sỹ TH và KTV: 18
2.2. Cơ cấu tổ chức
Khoa Dược tổ chức hoạt động đúng theo quy định của Thông tư số 22 /2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện.
- a) Nhiệm vụ chung:
– Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
– Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
– Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
– Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
– Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
– Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
– Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
– Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
– Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
– Tham gia chỉ đạo tuyến.
– Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
– Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
– Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
– Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về việc sử dụng thuốc, sinh phẩm y tế trong Bệnh viện.
- b) Nhiệm vụ riêng:khoa Dược bố trí nhân lực phục vụ công tác chuyên môn gồm các bộ phận như sau:
– Nghiệp vụ dược;
– Kho và cấp phát;
– Thống kê dược;
– Dược lâm sàng,thông tin thuốc;
– Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
– Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc Bệnh viện.
Dưới sự điều hành của Trưởng khoa Dược các bộ phận hoạt động theo đúng quy định của Thông tư số 22 /2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện và chức trách nhiệm vụ được giao./.