Mặc dù uốn ván đã có vắc xin phòng ngừa trong chương trình tiểm chủng mở rộng tại nước ta từ lâu nhưng gánh nặng bệnh tật do uốn ván gây nên vẫn hiện hữu từng ngày. Nhiều trường hợp bị uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như gà mổ, gai đâm, vỡ hạt tophi… và hầu hết người bệnh đều không nghĩ mình sẽ mắc uốn ván nên chủ quan trong điều trị, không đi tiêm phòng kịp thời và phải nhập viện khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. Read more

Mặc dù uốn ván đã có vắc xin phòng ngừa trong chương trình tiểm chủng mở rộng tại nước ta từ lâu nhưng gánh nặng bệnh tật do uốn ván gây nên vẫn hiện hữu từng ngày. Nhiều trường hợp bị uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như gà mổ, gai đâm, vỡ hạt tophi… và hầu hết người bệnh đều không nghĩ mình sẽ mắc uốn ván nên chủ quan trong điều trị, không đi tiêm phòng kịp thời và phải nhập viện khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.

Ngày 18/5/2021, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân nam Phan Văn M..., 34 tuổi với chẩn đoán uốn ván độ 4. Trước khi vào viện, bệnh nhân có dẫm phải gai bưởi dưới nền đất vườn. Nghĩ vết thương không nghiêm trọng, bệnh nhân chỉ rửa lại bằng nước sạch và có uống kháng sinh. Sau 3 ngày bệnh nhân xuất hiện: cứng hàm, ăn khó, tức ngực nhẹ, không khó thở, sốt cao liên tục, cơn co cứng dày được gia đình đưa đến viện cấp cứu. Khi nhập viện bệnh nhân được chẩn đoán Uốn ván độ 4 và chuyển hồi sức tích cực – chống độc tiếp tục điều trị. Tại khoa bệnh nhân được xử trí mở khí quản, thở máy, dùng kháng sinh phối kết hợp. Sau hơn 1 tháng điều trị, bệnh nhân đã được bỏ máy, tự thở qua mở khí quản, giãn cơ. Hiện tại, tình hình đã ổn định, người bệnh sắp được ra viện.

Bs.CKII Vi Thị Thanh Hương- Phó trưởng khoa HSTC- CĐ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết: “Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não, hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh". Bác sỹ cũng đưa ra lời khuyên: cần lập tức đến gặp bác sĩ nếu bạn có vết thương hở miệng bị bẩn, đặc biệt khi lần cuối bạn tiêm phòng uốn ván là hơn 5 năm trước. Các thủ thuật, phẫu thuật phải được tiến hành ở các cơ sở đủ điều kiện vô trùng.

Hiện nay, tiêm vắc xin được xem là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván. Có nhiều loại vắc xin cho từng đối tượng, cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ai cũng có thể và nên tiêm để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này.

Bệnh viện xin khuyến cáo tới người dân, khi lao động cần mang đồ bảo hộ cẩn thận để tránh những vết thương hở. Khi có vết thương trên cơ thể cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương không để vết thương bịt kín tạo đường hầm, không đắp bẩt cứ thứ gì lên vết thương .Nếu gặp phải vết thương như trên nên đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.

Nguồn: Khoa HSTC-CĐ và Phòng CTXH