Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh mua phải thuốc giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả mạo, gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Đối với mặt hàng là thuốc:

✅ Chỉ mua thuốc tại các cơ sở được cấp phép, có biển hiệu rõ ràng, địa chỉ cụ thể. Tuyệt đối không mua thuốc từ chợ, hàng rong, mạng xã hội, livestream không kiểm soát.

✅ Kiểm tra kỹ bao bì: Bao bì phải còn nguyên vẹn, không rách, không mờ, không bị chỉnh sửa. Xem kỹ tên thuốc, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số đăng ký, tên nhà sản xuất.

✅ Đối chiếu với sản phẩm đã từng dùng hoặc tra cứu hình ảnh thuốc chính hãng. Nếu màu sắc, hình dạng, ký hiệu có sự khác biệt, không nên sử dụng.

✅ Quét mã vạch hoặc mã QR: Nếu mã không quét được hoặc thông tin không khớp, cần nghi ngờ nguồn gốc.

✅ Yêu cầu hóa đơn khi mua thuốc – đây là bằng chứng quan trọng nếu xảy ra khiếu nại.

✅ Cảnh giác với thuốc bán online: Từ 1/7 tới, chỉ nên mua thuốc qua các website được Bộ Y tế cấp phép. Tuyệt đối không mua từ cá nhân trên mạng xã hội.

Đối với Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm bổ sung:

⚠️ Cảnh giác với những quảng cáo sai sự thật như:

Cam kết “chữa khỏi bệnh”, “tác dụng sau vài ngày”, “bài thuốc gia truyền”…
Sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để tạo niềm tin giả.
Không ghi rõ dòng chữ bắt buộc: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
✅ Hãy kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm:

Tên, ngày sản xuất, hạn sử dụng
Thành phần, hướng dẫn sử dụng và bảo quản
Khuyến cáo (nếu có)
Cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ”
Số công bố, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có)
Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm
Người tiêu dùng thông thái – hãy tra cứu thông tin sản phẩm tại các website chính thống:

https://vfa.gov.vn
https://dav.gov.vn
https://dichvucong.moh.gov.vn
https://congkhaiyte.moh.gov.vn

Sức khỏe là tài sản quý giá – Đừng để bị lừa vì thiếu cảnh giác!
Chia sẻ ngay để người thân và cộng đồng cùng biết, cùng bảo vệ sức khỏe!

Nguồn: Phòng CTXH